Những ảnh hưởng của việc đau lưng khi mang thai

Theo thống kê tỷ lệ thai phụ bị đau vùng thắt lưng dao động từ 24-56% tùy thuộc vào nhóm nghiên cứu, và có khoảng 30-36% thai phụ bị mất khả năng làm việc. Để giúp các mẹ khi mang thai vẫn luôn khỏe mạnh và làm việc tốt thì hãy tham khảo một số cách giảm đau lưng khi mang thai dưới đây.

Đau lưng khi mang thai

Đau lưng là hiện tượng không tránh khỏi khi mang thai. Ở giai đoạn này, cơ thể của sản phụ sẽ sản xuất ra một số loại hormon gây giãn các dây chằng và các khớp ở vùng xương chậu  để chuẩn bị cho quá trình sinh bé sau này. Rồi phần bụng ngày càng phát triển làm trọng tâm cân bằng bị thay đổi khiến lưng bạn bị cong, các cơ ở lưng căng ra và nhanh mỏi mệt.

Đau lưng khi mang thai

Ở giai đoạn giữa thai kỳ, các cơ sẽ phát triển cân đối, một số cơ co lại, một số khác lại dài ra nhưng yếu hơn. Đó chính là lí do khi mang thai chị em thường xuyên bị đau ở vùng thắt lưng, vì vậy chị em không nên lo lắng quá ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hãy tham khảo một số cách giảm đau rất đơn giản mà an toàn sau đây.

Rèn các tư thế đứng: Khi thai nhi lớn dần, trọng tâm cơ thể sẽ dồn về phía trước, khiến thai phụ như bị “gù” đi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau lưng. Do vậy, chị em cần rèn luyện cho mình các tư thế hợp lý khi ngồi hoặc đứng, nhằm giảm áp lực cho cơ thể.

– Khi đứng: Nếu phải đứng nhiều do công việc, bạn hãy đứng trong tư thế chân dang rộng bằng vai. Kê một chiếc ghế thấp ở dưới chân để luân phiên từng chân một lên ghế.

– Khi ngồi: Tựa lưng vào ghế dựa có lót gối/ đệm mềm sau lưng, đồng thời giữ cho lưng và cổ thẳng.

Sử dụng đồ dùng đúng cách: Tuyệt đối không đi giày cao gót. Hãy dành sự lựa chọn cho những đôi búp bê nhưng êm ái và xăng đan đế bệt. Khi thai to lên, bạn có thể sử dụng đai đỡ bụng. Tuy nhiên, chỉ dung khi cảm thấy phần lưng đau và không có cách nào cải thiện.

Bê và nâng đồ đúng cách: Bạn cần tuyệt đối tránh việc bê vác nặng trong suốt thai kỳ. Khi nâng một vật nhỏ, cần thực hiện như sau: ngồi xổm, trọng tâm đặt vào chân (không dồn trọng tâm vào lưng và xương chậu) và dùng tay. Nếu cảm thấy vật nặng quá sức, bạn cần dừng lại ngay.

Ngủ nghiêng: Đây là một trong những cách giúp bạn tránh được đau lưng. Khi nằm, bạn nên đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối, dưới bụng cũng đặt một chiếc khác để ngủ ngon hơn. Bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái nếu được tựa vào một chiếc gối dài bằng chiều dài cơ thể.

Massage nóng – lạnh: Dùng miếng dán nóng – lạnh, luân phiên chườm vào lưng có thể giúp bạn giảm đau lưng nhanh chóng.

Hoạt động thường xuyên: Vận động cơ thể thường xuyên cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp các bà bầu tránh đau lưng. Bà bầu nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga, thư giãn lưng… vừa giúp thư giãn các khớp xương vừa có ích cho ngày vượt cạn dễ dàng hơn. Ngoài ra, nên thường xuyên được massage phần lưng. Đối với phụ nữ mang thai từ 4 tháng trở lên mới được thực hiện các động tác massage.

Nâng đỡ bụng: Giảm bớt áp lực lên vùng lưng bằng cách nằm ngủ nghiêng về một bên và chèn một chiếc gối hình nêm phía dưới bụng. Nếu bạn bị đau nặng, hãy thử đeo dây lưng hỗ trợ đặc biệt trong suốt cả ngày và tham vấn bác sĩ của bạn.

Cơn đau thắt lưng sẽ giảm đi nhanh chóng sau khi sinh. Tuy vậy vẫn có khoảng 7% bệnh nhân vẫn còn đau lưng 18 tháng sau khi sinh.

Chỉnh nắn thần kinh cột sống

khung-nan-thoat-vi-dia-dem-dien-chan-tu

Giá hôm nay: 500.000đ

MUA-NGAY-2605

Một trong những phương pháp được các bác sỹ tại Mỹ ưu tiên áp dụng đối với những người đang mắc các bệnh cột sống là chỉnh nắn thần kinh cột sống, định hình cột sống về trạng thái tự nhiên ban đầu mà không cần phải tác động ngoại lực, tăng cường lưu thông máu, các bánh gai từ tính kích thích các huyệt đạo, giảm đau nhanh, từ đó làm bệnh mau thuyên giảm.

Khung nắn thoát vị là thiết bị tập trị liệu cho người đang mắc bệnh cột sống ngay tại nhà, giúp giảm chi phí, an toàn và hiệu quả nhanh.

Liên hệ mua hàng hoặc tư vấn


Gấu Trúc Đỏ

Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ – Phường 11 – Quận 10 – TP.HCM

Hotline: 0928 76 55 86 – Ms. Hà hoặc (028) 3968 3680