Bấm huyệt là một phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả trong y học cổ truyền, nó đã chữa được rất nhiều chứng bệnh tưởng chừng như khó hết. Chính vì thế, đối với bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm thì đây là một phương pháp rất hữu hiệu.
Theo Y học cổ truyền, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống là căn bệnh thuộc phạm vi các chứng yêu thống hay yêu cước thống. Bệnh thoát vị đĩa đệm là do kinh khí bị bế tắc, khí huyết điều hòa kém gây ra những cơn đau và ảnh hưởng đến vận động. Vì vậy, để giúp đả thông kinh khí và điều hòa khí huyết, Y học cổ truyền thường sử dụng kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt để cải thiện tình trạng này.
Dưới đây là cách xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm theo Y học cổ truyền, chúng tôi xin được giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Xác định vị trí của các huyệt đạo
- Thận du: Từ mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 (L2) đo ra 1,5 thốn.
- Đại trường du: Từ mỏm gai đốt sống thắt lưng 4 (L4) đo ra 1,5 thốn.
- Cách du: Từ mỏm gai đốt sống lưng 6 đo ra 1,5 thốn.
Cách xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Quy trình xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm được chia làm 3 bước như sau
Bước 1: Làm mềm và giãn cơ vùng lưng, mông
Bệnh nhân được thầy thuốc yêu cầu nằm sấp và thư giãn toàn thân, tay và chân duỗi thẳng.
- Xoa: Dùng đầu ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay cái, mô ngón tay út xoa vào vùng thắt lưng, vùng hông, mặt sau ngoài chân, chú trọng xoa vùng thắt lưng cùng từ bên không đau cho đến bên bị đau khoảng 5 phút.
- Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay cái, mô ngón tay út hơi dùng lực ấn xuống da người bệnh và di chuyển theo vòng tròn dọc hai bên cột sống từ đốt sống lưng 7 đến mông 3 lần.
- Bóp: Dùng hai bàn tay hoặc ngón cái và ngón trỏ, ngón nhẫn bóp và hơi kéo thịt lên chỗ hai bên cột sống từ đốt sống lưng 7 đến mông 3 lần.
- Lăn: Dùng mu bàn tay và ô mô út hoặc dùng các khớp giữa bàn tay và ngón lần lượt lăn trên da thịt người bệnh từ đốt sống lưng 7 đến mông 3 lần.
Bước 2: Bấm huyệt
Dùng đầu ngón tay cái bấm các huyệt Giáp tích L1 – S1, Thận du, Đại trường du, Cách du, A thị huyệt, khi bấm đốt 1 và 2 vuông góc với nhau và bấm từ từ, tăng lực dần đến khi người bệnh cảm thấy tức nặng thì giảm lại khoảng 1 phút.
Khi bấm không nên day vì có thể gây đau và bầm tím.
Bước 3: Nắn chỉnh đĩa đệm
Sau khi xác định được vùng đĩa đệm bị thoát vị thì dùng ngón tay cái thực hiện thao tác ấn nắn theo nguyên tắc nghịch hướng và đối lực với vị trí thoát vị đĩa đệm trong 3-5 phút.
Khi nắn dùng lực nhẹ nhàng và phù hợp với thể trạng người bệnh.
Ngoài phương pháp xoa bóp bấm huyệt, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp châm cứu, tập vật lý trị liệu, tập yoga điều trị thoát vị đĩa đệm để đạt được hiệu quả cao.
Kết hợp với những phương pháp trên, bệnh nhân có thể sử dụng một vài phương pháp điều trị tại nhà để phát huy tốt nhất hiệu quả trị bệnh dứt điểm.
Điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà
Bên cạnh việc theo dõi tình hình sức khỏe và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ thì người bệnh nên kết hợp với nhiều phương pháp điều trị khác tại nhà, đặc biệt đó là sử dụng khung nắn cột sống diện chẩn từ, điều trị hiệu qủa, đơn giản, nhanh chóng mà không hề gây đau như nhiều phương pháp phẫu thuật khác.
Khung nắn cột sống diện chẩn từ là thiết bị hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và các bệnh ở cột sống như thoái hóa cột sống, đau lưng, đau thần kinh tọa, đau vai gáy… Thiết bị giúp nắn chỉnh cột sống về hình dạng tự nhiên ban đầu; giúp lưu thông máu tốt nhờ các bánh gai từ tính kích thích các huyệt đạo.
Một số điểm bất lợi của các phương pháp chữa bệnh phổ biến hiện nay:
Phẫu thuật không giải quyết tận gốc vấn đề, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bệnh dễ tái phát mà chi phí lại rất cao.
Thuốc tây giảm đau có thể gây suy gan, thận nặng nếu dùng lâu dài.
Thuốc Đông y thường mang lại hiệu quả chậm.
Phải tới phòng tập vật lý trị liệu thường xuyên trong khi cơn đau làm hạn chế vận động.
Có phương pháp nào giúp người bệnh thoát vị đĩa đệm giảm đau nhanh ngay tại nhà?
Với khung nắn cột sống diện chẩn từ người bệnh có thể tự tập vật lý trị liệu ngay tại nhà giúp giảm đau nhanh, hổ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau vai gáy, cong vẹo cột sống, đau lưng… ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát.