Bạn đang cảm thấy đau lưng, mỏi vai gáy. Đó là những triệu chứng mà hầu như ai trong chúng ta cũng thường gặp. Nhẹ thì là những cơn thoáng qua và tự khỏi, nặng hơn thì kéo dài nhiều ngày và phải nhờ đến thuốc men hoặc các phương thức điều trị khác mới hết. Nặng hơn nữa thì phải cầu cứu đến can thiệp ngoại khoa, và không phải bao giờ việc điều trị cũng đạt hiệu quả. Những vấn đề đó là do thoát vị đĩa đệm gây nên. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra bất kỳ phần nào của cột sống như phần cột sống cổ, cột sống thắt lưng, trong đó chủ yếu thoát vị cột sống thắt lưng với các triệu chứng đau, tê mỏi vùng thắt lưng lan xuống mông, đùi và cẳng chân, cảm giác yếu cơ,… Ðây là căn bệnh rất phổ biến và có thể gây tàn phế nếu không được điều trị. Do đó người bệnh cần đi khám và điều trị sớm khi thấy các triệu chứng của bệnh, không nên chủ quan, nhất là ở một số đối tượng có nhiều nguy cơ như: những người thường xuyên làm việc nặng nhọc, công nhân bốc vác, chơi thể thao, tư thế ngồi học, làm việc sai cách, mắc các bệnh lý cột sống như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống,…
Một số yếu tố làm cho dễ bị đĩa đệm thoát vị :
Tuổi. Thoát vị đĩa đệm phổ biến ở tuổi trung niên, đặc biệt là giữa 35 và 45, do lão hóa liên quan đến sự thoái hóa của các đĩa.
Hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm vì nó làm giảm nồng độ ôxy trong máu, lấy đi các chất dinh dưỡng quan trọng các mô cơ thể.
Trọng lượng. Vượt quá trọng lượng cơ thể gây ra căng thẳng thêm trên các đĩa ở lưng dưới.
Chiều cao. Tăng cao nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Đàn ông cao hơn 180 cm và phụ nữ cao hơn 170 cm xuất hiện có nguy cơ lớn hơn của một đĩa đệm thoát vị.
Nghề nghiệp mà căng thẳng cột sống. Những người có công ăn việc làm đòi hỏi thể chất có nguy cơ lớn hơn của các vấn đề. Lặp đi lặp lại nâng, kéo, đẩy, uốn xoắn ngang và cũng có thể làm tăng nguy cơ của một đĩa đệm thoát vị. Công việc đòi hỏi thời gian dài ngồi hoặc đứng trong một vị trí cũng có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
Các phương pháp điều trị
Khi có kết luận thoát vị đĩa đêm, tùy thuộc vào mức độ và những triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ quyết định điều trị nội khoa hay chỉ định phẫu thuật. Đối với thoát vị mức độ nhẹ có thể dùng thuốc, thực hiện các bài tập, vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Nếu thoát vị nặng, khối thoát vị chèn ép vào dây thần kinh có thể gây biến chứng như: liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn, thì phẫu thuật là phương pháp giúp bệnh nhân giảm chèn ép và tránh các biến chứng do thoát vị gây ra. Hiện nay có nhiểu phương pháp điều trị như làm giảm áp lực nhân đĩa đệm như: đưa sóng radio vào vùng đĩa đệm thoát vị làm cho khối thoát vị bị thu nhỏ, trở về vị trí cũ, giải phóng thần kinh bị chèn ép; dùng hiệu ứng nhiệt của tia laser để hủy phần đĩa đệm thoát vị, giải phóng chèn ép thần kinh; Lấy nhân đệm bằng phương pháp mổ hở, mổ nội soi,…
Cần xác định bệnh cụ thể để có biện pháp điều trị phù hợp thì bác sỹ phải khám lâm sàng và thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng như đo điện cơ, chụp cắt lớp (CT), cộng hưởng từ (MRI).
Chỉnh nắn thần kinh cột sống
Giá hôm nay: 500.000đ
Một trong những phương pháp được các bác sỹ tại Mỹ ưu tiên áp dụng đối với những người đang mắc các bệnh cột sống là chỉnh nắn thần kinh cột sống, định hình cột sống về trạng thái tự nhiên ban đầu mà không cần phải tác động ngoại lực, tăng cường lưu thông máu, các bánh gai từ tính kích thích các huyệt đạo, giảm đau nhanh, từ đó làm bệnh mau thuyên giảm.
Khung nắn thoát vị là thiết bị tập trị liệu cho người đang mắc bệnh cột sống ngay tại nhà, giúp giảm chi phí, an toàn và hiệu quả nhanh.
Liên hệ mua hàng hoặc tư vấn
Gấu Trúc Đỏ
Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ – Phường 11 – Quận 10 – TP.HCM
Hotline: 0928 76 55 86 – Ms. Hà hoặc (028) 3968 3680