Nguyên nhân do đâu gây ra chứng đau thắt lưng và đau lưng dưới

Bệnh đau thắt lưng có nhiều người mắc phải hiện nay nhưng không phải  ai cũng giống ai. Đau lưng có thể xảy ra ở nhiều vị trí như đau lưng trên, đau lưng dưới, bệnh đau thắt lưng…Mỗi một vị trí đau là cần một phương pháp điều trị khác nhau nên bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ để tìm ra cách chữa đúng đắn.

Trong đó đau vùng thắt lưng là một bệnh phổ biến nhất trong những bệnh lý cơ xương khớp. Hầu hết mọi người đều có thể bị đau thắt lưng. Vậy đau thắt lưng là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Đau thắt lưng

Đau thắt lưng

Đau thắt lưng là bệnh gì?

Đau thắt lưng gồm nhiều loại như cấp tính, tái phát và mạn tính. Sau giai đoạn cấp, bệnh nhân khỏi đau hoặc trở thành đau mạn tính. Khoảng 10%-50% trường hợp đau thắt lưng mạn xuất phát từ những cơn đau cấp không được điều trị kịp thời.

Đau thắt lưng có thể hình thành do 1 số bệnh sau:

  • Đau thần kinh tọa: Đây là 1 trong số những bệnh phổ biến nhất điển hình bằng triệu chứng đau thắt ngang lưng. Các dây thần kinh tọa được phân bố dọc từ tủy sống tới ngón chân, vì vậy, không chỉ dừng lại ở đau thắt lưng mà dần dần cơn đau sẽ lan dần xuống đùi, bắp chân và bàn chân. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến liệt.
  • Loãng xương: Tuổi tác hoặc những tác nhân khác như lao động vất vả, ăn uống thiếu canxi khiến lớp sụn cột sống lưng của bạn mất độ dẻo dai, đàn hồi, dần dần loãng xương, cơn đau là 1 biểu hiện của điều đó.
  • Ngoài ra, đau thắt lưng còn có thể cảnh bảo 1 số bệnh nguy hiểm ở phụ nữ như viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung…Chính vì vậy, khi thấy những cơn đau diễn ra liên tục, hãy tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Điểm danh những nguyên nhân bệnh đau thắt lưng

  • Do công việc thường xuyên phải nâng, kéo vật nặng. Thậm chí, những công việc khiến bạn phải ngồi cả ngày trước bàn làm việc, hoặc ghế ngồi không phù hợp cũng khiến bạn bị đau lưng.
Nguyên nhân đau thắt lưng

Nguyên nhân đau thắt lưng

  • Đeo túi xách và ba lô thường xuyên ở một bên vai.
  • Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức. Đặc biệt, nếu cả tuần bạn không chơi thể thao và chỉ chơi vào cuối tuần.
  • Tư thế đứng gù, vẹo. Đứng thẳng là cách tốt nhất để giảm trọng lực đè nén lên cột sống thắt lưng. Bạn nên đứng thẳng, ngực hơi ưỡn về phía trước, vai hơi ngả ra sau, thì toàn bộ trọng lượng của bạn sẽ được phân đều lên hai bàn chân.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thắt lưng ở người trẻ. Đĩa đệm bị thoái hóa, rách bao xơ ngoài, khiến nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chèn vào các rễ và dây thần kinh cột sống, gây đau đớn với các mức độ từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm nguyên nhân gây đau thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm nguyên nhân gây đau thắt lưng

  • Một số bệnh mạn tính cũng có thể khiến bạn bị đau thắt lưng như: hẹp ống sống gây chèn ép lên các dây thần kinh cột sống, viêm cột sống dính khớp (một bệnh có tính chất di truyền, chỉ gặp ở nam giới), lao cột sống, viêm khớp dạng thấp

Dấu hiệu giúp nhận biết và chuẩn đoán đau vùng thắt lưng cấp

  • Khi khám lâm sàng, ấn tượng chính là tư thế sai lệch còn cản trở vận động của cột sống thắt lưng. Động tác cúi gập chân không thể thực hiện được nếu có chăng chỉ là do các khớp háng khi cột sống đã bị cứng.
  • Bệnh nhân chỉ có thể chuyển từ tư thế nằm trên giường sang tư thế đứng thẳng bằng một động tác lăn theo phía bên, dùng mông làm điểm xoáy khi khám ấn và gõ vào chỗ đau trên những gai của cột sống thắt lưng dưới.
  • Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng và nếu nâng lên khỏi mặt giường sẽ làm đau tăng lên ở vùng thắt lưng – cùng.
  • Về tư thế sai lệch, tuỳ theo vị trí tổn thương, có thể là tư thế duỗi cố định lưng, ưỡn cột sống quá sức, cúi khom lưng ra trước hoặc dáng đi đứng vẹo nghiêng sang bên.
Tư thế sai lệch

Tư thế sai lệch

  • Ở tư thế bớt trọng tải cho cột sống, chân co nhẹ cho khớp háng và khớp gối thì phần lớn bệnh nhân hết đau và tư thế lệch chống đau cũng biến mất.
  • Thông thường những người trẻ tuổi dễ bị đau thắt lưng bởi vì ở họ những yếu tố gây xáo động trong đĩa đệm xuất hiện sớm nhất.
  • Lúc đầu cơn đau xuất hiện trong thời gian ngắn và sau đó co xu thế tự lui bệnh. Nhưng đối với những lần sau đó thì khó có thể nói trước là nó có thể tự khỏi được hay không.
  • Đối với lứa tuổi thanh niên hoặc trung niên, cơn đau thắt lưng cấp có thể là triệu trứng lâm sàng duy nhất của thoái hoá đĩa đệm.
  • Tuy nhiên ở giai đoạn đầu thường thấy hội chứng đĩa đệm thắt lưng mãn tính tái phát, sau một quá trình tiến triển bao giờ cũng trở lại hội chứng đau vùng xương cùng và đau dây thần kinh hông to.
Phương pháp chữa đau thắt lưng tốt nhất

Phương pháp chữa đau thắt lưng tốt nhất

Đau thắt lưng mãn tính tái phát

  • Đau vùng thắt lưng với những đợt đau dài và tái phát là một thể mãn tính của hội chứng đau thắt lưng cục bộ, thường xuất hiện không rõ nét, xuất hiện từ từ, đồng thời thoái lưu cũng chậm.
  • Bệnh xuất hiện đau ở một tư thế. Còn trong đau thắt lưng cấp, đau xuất hiện thành từng cơn đau, đợt đau, người bệnh không thể tự khêu gợi cơn đau và làm mất đi cơn đau theo ý muốn.
  • Những biểu hiện lâm sàng thường xuất hiện 35 – 40 tuổi và nó gắn liền với giai đoạn tiến triển thoái hoá đĩa đệm.

đau thắt lưng

Phải làm gì để giảm đau thắt lưng ?

Một số mẹo nhỏ để phòng tránh đau thắt lưng:

  • Hạn chế việc ngồi liên tục trong một thời gian dài bằng cách đứng lên đi lại mỗi 30 phút.
  • Nên đặt điện thoại ở góc phòng xa chỗ ngồi, đứng gọi điện thoại.
  • Thay đổi tư thế thường xuyên khi đứng trao đổi, thảo luận lâu.

Một số điều không nên:

  • Hạn chế thời gian ngồi. Nên đặt tay lên bàn khi ghế không tay tựa hay thiếu chỗ dựa
  • Không nên ngồi lom khom
  • Không nên ngồi vẹo sang bên
  • Không nên đứng cúi thắt lưng thẳng gối trong thời gian dài

Một số điều nên:

  • Đi giày đế bằng
Đi giày đế bằng khi bị đau thắt lưng

Đi giày đế bằng khi bị đau thắt lưng

  • Đặt điện thoại ở góc phòng xa chỗ ngồi, đứng gọi điện thoại
  • Hãy đứng khi có thể, đi lại mỗi 30 phút
  • Thường xuyên thay đổi tư thế để vận động lưng, thắt lưng, bảo vệ cột sống và giúp các cơ hoạt động

Bạn cần làm gì khi bị đau thắt lưng cấp tính:

  • Khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống/khoa khớp để được hướng dẫn điều trị một cách đúng đắn
  • Nằm nghỉ trên giường nệm dày trong vài ba ngày đầu
  • Một số ít trường hợp cần nằm lâu hơn, tuy nhiên nên ngồi lên tập luyện nhẹ nhàng càng sớm càng tốt các cơ bụng và cơ thắt lưng để sớm phục hồi
  • Phải sử dụng thuốc một cách thận trọng dưới sự giám sát của bác sĩ
  • Có thể áp dụng một số thủ thuật hỗ trợ: phục hồi chức năng, vận động trị liệu, châm cứu…

Chỉnh nắn thần kinh cột sống

khung-nan-thoat-vi-dia-dem-dien-chan-tu

Giá hôm nay: 500.000đ

MUA-NGAY-2605

Một trong những phương pháp được các bác sỹ tại Mỹ ưu tiên áp dụng đối với những người đang mắc các bệnh cột sống là chỉnh nắn thần kinh cột sống, định hình cột sống về trạng thái tự nhiên ban đầu mà không cần phải tác động ngoại lực, tăng cường lưu thông máu, các bánh gai từ tính kích thích các huyệt đạo, giảm đau nhanh, từ đó làm bệnh mau thuyên giảm.

Khung nắn thoát vị là thiết bị tập trị liệu cho người đang mắc bệnh cột sống ngay tại nhà, giúp giảm chi phí, an toàn và hiệu quả nhanh.

Liên hệ mua hàng hoặc tư vấn


Gấu Trúc Đỏ

Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ – Phường 11 – Quận 10 – TP.HCM

Hotline: 0928 76 55 86 – Ms. Hà hoặc (028) 3968 3680