Những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp gối

Khớp gối là 1 trong những bộ phận phải chịu áp lực của toàn bộ trọng lượng cơ thể, chính vì thế nên nó rất dễ gặp các vấn đề như viêm nhiễm, đặc biệt là thoái hóa. Căn bệnh thoái hóa khớp gối thường xuất hiện nhiều ở những người cao tuổi tuy nhiên trong cuộc sống bận rộn của hiện đại, căn bệnh này càng ngày càng trẻ hóa hơn.

Thoái hóa khớp gối là gì?

thoái hóa khớp gối

thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp là một bệnh lý phổ biến khi mà cơ thể chúng ta đang bị lão hóa theo thời gian. Cũng như làn da sạm và nhăn nheo đi, mái tóc bạc dần, khóe mắt thêm những vết chân chim thì các khớp xương trải qua sự tàn phá của thời gian cũng dần bị thoái hóa dần. Thoái hóa khớp ở mỗi người là khác nhau tùy vào sức khỏe, sự chăm sóc cơ thể, đặc thù công việc sinh hoạt.

Trên cơ thể chúng ta có nhiều khớp xương, nhưng những vùng dễ bị thoái hóa nhất chính là cột sống lưng, cổ, háng… và đầu gối. Khớp gối là nơi nâng đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể, cũng là vùng chịu sức ép khi chúng ta cố gắng nâng một vật nặng lên, vì thế vùng này rất dễ bị tổn thương, viêm sưng…

Về cơ bản, thoái hóa khớp gối là tình trạng bào mòn sụn khớp, mân chày và xương bánh chè. Khi đó, khớp gối sẽ không thực hiện được những chức năng nâng đỡ vốn có của nó, thậm chí việc đi lại thông thường đối với người bệnh cũng trở nên khó khăn.

Nguyên nhân của thoái hóa khớp gối

Trước khi tìm hiểu về phương pháp điều trị, nhất thiết người bệnh phải hiểu được những nguyên nhân gây ra bệnh, có như vậy mới biết cách chữa cũng như dự phòng tiến triển. Dưới đây là một số tác nhân có thể gây ra thoái hóa khớp gối:

Ngồi xổm

Có thể nói ngồi xổm là tư thế “truyền thống” của người Việt. Bạn có cảm nhận khi ngồi xổm, khớp gối bị kéo căng hết mức không? Lúc đó, cả cơ thể và phần mông sẽ trồi ra đằng sau mà không được nâng đỡ, nhiệm vụ của khớp gối là phải gồng lên để giữ lại. Nếu điều này diễn ra ít thì hoàn toàn bình thường, nhưng có những phụ nữ phải làm công việc với đặc trưng là ngồi xổm gần như cả ngày, đầu gối vốn đã dễ hư hại lại càng thoái hóa nhanh hơn.

Ngồi xổm dễ gây thoái hóa khớp gối

Ngồi xổm dễ gây thoái hóa khớp gối

Tuổi tác

Như đã nói ở trên, tuổi tác thực sự là một kẻ thù đối với hệ xương khớp. Tuổi cao, chúng ta già đi và các bộ phận trên cơ thể cũng vậy, cũng già đi gọi là thoái hóa. Khi các mô khớp bị lão hóa, sụn khớp sẽ không được nuôi dưỡng và máu cũng không được tưới nhiều như trước nên khả năng tổng hợp chất bị rối loạn và giảm sút nghiêm trọng. Hệ quả của việc này là mòn sụn, khô cứng khớp dẫn đến sụn yếu, khả năng chịu lực và đàn hồi giảm. Khi chúng ta hoạt động, đi đứng, chạy nhảy, đầu xương sẽ chạm vào sụn khiến sụn phải chịu một áp lực rất mạnh gây ra hiện tượng đau nhức mỏi khớp xương.

Chấn thương

Ổ khớp và khớp có thể bị tổn thương và vỡ do một tai nạn trong lao động hay giao thông nào đó. Thông thường, nếu được điều trị đúng cách, các khớp xương của bạn sẽ hồi phục từ từ. Ngược lại, chấn thương vùng khớp gối có thể gây ra việc lệch trục khớp và dần đến thoái hóa khớp gối.

Béo phì

Béo phì dường như vô can với việc khớp gối bị thoái hóa – nhưng sự thực lại không phải như thế. Như chúng ta đã biết, khớp gối là nơi gánh chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể, vậy thì việc trọng lượng quá lớn ảnh hưởng không nhỏ đến việc này đúng không? Áp lực quá lớn lên khớp gối sẽ  khiến sụn khớp nhanh hao mòn, quá tải và nhanh bị thoái hóa theo thời gian hơn.

Lạm dụng thuốc Tân Dược

Chúng ta đều biết thuốc Tây là con dao hai lưỡi, tuy nhiên mấy ai hiểu được mặt trái của nó khi mà các tác dụng phụ không đến ngay lập tức. Các thuốc giảm đau chứa corticoid, thuốc kháng viêm chính là nguyên nhân khiến khớp gối thoái hóa nhanh hơn. Nhiều người thậm chí còn ưa chuộng việc tiêm corticoid vào khớp gối vì tác dụng giảm đau của nó quá tốt và nhanh, tuy nhiên đó là là hiệu quả tức thời. Nếu bạn vẫn cố lạm dụng những loại thuốc này thì việc thoái hóa hay giòn xương chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Tiêm corticoid vào khớp không tốt như bạn tưởng

Tiêm corticoid vào khớp không tốt như bạn tưởng

Chế độ ăn uống không khoa học

Tất nhiên là bạn không cần phải ăn uống quá khắt khe theo chuẩn mực cứng nhắc, nhưng việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể chưa bao giờ là thừa cả. Việc cơ thể thiếu dưỡng chất sẽ khiến túi hoạt dịch không tiết được nhiều chất nhờn làm khớp gối bị khô, khi cử động vào nhau sẽ gây tiếng kêu lục cục. Ngoài việc ăn đủ chất thì bạn cũng chú ý tới việc uống lành mạnh nhé, chớ lạm dụng rượu bia và chất kích thích không có lợi.

Cơ địa

Nhiều người không làm việc nặng nhọc và mới ở độ tuổi ngoài 30 nhưng khớp gối đã có dấu hiệu thoái hóa, yếu kém hơn cả những người trung niên. Ngoài các lý do trên thì cơ địa cũng là một tác nhân có thể chi phối vấn đề này.

Nhận biết sớm triệu chứng của thoái hóa khớp gối

Với thoái hóa khớp gối nói riêng và tất cả các căn bệnh khác nói chung, việc nhận biết sớm triệu chứng bệnh có ý nghĩa to lớn, giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị.

Nhận biết triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối

Nhận biết triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối

Một số biểu hiện đặc trưng chứng tỏ bạn đang có bị thoái hóa khớp gối là:

  • Khớp gối trở nên cứng đơ vào mỗi sáng, sau khi ngủ dậy, rất khó cử động
  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi vận động (đi bộ hoặc chạy)
  • Thay đổi tư thế, xoay vặn khớp gối nghe thấy tiếng lắc rắc, lục cục, lạo xạo bên trong

Nếu thấy những triệu chứng lâm sàng nói trên, bạn cần làm 1 số các xét nghiệm sau để biết chính xác tình trạng bệnh:

  • Chụp Xquang quy ước: Mục đích của việc này là giúp chẩn đoán chính xác từng giai đoạn của bệnh (cụ thể, thoái hóa khớp sẽ được quy vào 4 giai đoạn: nghi ngờ có gai xương, mọc gai xương rõ, hẹp khe khớp vừa và hẹp khe khớp có kèm xơ xương dưới sụn).
  • Chụp cộng hưởng từ: hình ảnh chụp MRI là hình ảnh khớp đầy đủ trong không gian 3 chiều, dựa vào đây các bác sĩ có thể phát hiện được các tổn thương sụn khớp cụ thể.
Xét nghiệm chuẩn đoán thoái hóa khớp gối

Xét nghiệm chuẩn đoán thoái hóa khớp gối

  • Siêu âm khớp để đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm bệnh nặng thêm như gai xương, tràn dịch khớp…
  • Nội soi khớp: Thường được sử dụng kết hợp với sinh thiết màng hoạt dịch để phân biệt chính xác các bệnh lý liên quan đến khớp.

Thoái hóa khớp xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất vẫn là các chấn thương trong đi lại, tập luyện thể dục thể thao làm giãn, rách dây chằng, căng, rách gân hoặc do bệnh lý viêm khớp mãn tính, thoát vị đĩa đệm. Trường hợp khác, một số người do quá lạm dụng thuốc, đặc biệt là corticoide dẫn đến khớp gối bị thoái hóa, bào mòn rất nhanh.

Các giai đoạn của thoái hóa khớp gối

Mặc dù ai cũng có thể bị thoái hóa khớp gối nhưng đối tượng mắc bệnh nhiều nhất vẫn là người từ sau 35 tuổi trở đi. Khi mới bị, các khớp gối nhìn bên ngoài vẫn lành lặn như thường, bệnh nhân cũng chỉ cảm thấy đau thoáng qua, cảm giác đau không rõ rệt, chỉ nhận thấy lúc vận động mạnh hay 1 chút vào buổi sáng khi ngủ dậy. Đôi khi, đau diễn ra trong chốc lát, mải làm việc gì mà quên đi nên người bệnh cũng không để ý.

Tuy nhiên khi bước sang giai đoạn 2, dịch khớp khô nhiều hơn dẫn đến các cơn đau tăng lên cả về tần suất và mức độ, đau liên tục, ngay cả khi người bệnh đã nằm nghỉ ngơi cơn đau cũng chỉ thuyên giảm 1 chút rất ít.

Giai đoạn thoái hóa khớp gối

Giai đoạn thoái hóa khớp gối

Bệnh nặng nhất khi bước vào giai đoạn tổn thương các mô dưới sụn. Dịch khớp bị hao mòn quá nhiều khiến người bệnh bị hẹp khe khớp. Chỉ cần 1 sự cọ xát nhỏ giữa các đầu gối cũng tạo thành cơn đau khủng khiếp. Quan sát kỹ sẽ thấy đầu gối của bệnh nhân bị sưng 1 phần hoặc toàn bộ khớp gối. Các cơn đau diễn ra bất kể ngày đêm, đi lại đau đã đành mà nằm, ngồi 1 chỗ cũng vẫn đau. Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh sẽ bị biến dạng khớp gối thậm chí mất hẳn khả năng đi lại.

Chỉnh nắn thần kinh cột sống

khung-nan-thoat-vi-dia-dem-dien-chan-tu

Giá hôm nay: 500.000đ

MUA-NGAY-2605

Một trong những phương pháp được các bác sỹ tại Mỹ ưu tiên áp dụng đối với những người đang mắc các bệnh cột sống là chỉnh nắn thần kinh cột sống, định hình cột sống về trạng thái tự nhiên ban đầu mà không cần phải tác động ngoại lực, tăng cường lưu thông máu, các bánh gai từ tính kích thích các huyệt đạo, giảm đau nhanh, từ đó làm bệnh mau thuyên giảm.

Khung nắn thoát vị là thiết bị tập trị liệu cho người đang mắc bệnh cột sống ngay tại nhà, giúp giảm chi phí, an toàn và hiệu quả nhanh.

Liên hệ mua hàng hoặc tư vấn


Gấu Trúc Đỏ

Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ – Phường 11 – Quận 10 – TP.HCM

Hotline: 0928 76 55 86 – Ms. Hà hoặc (028) 3968 3680